Hướng dẫn cách chơi cờ vây cơ bản- Một số thuật ngữ chính trong trò chơi

Cờ vây là một môn cờ ra đời từ rất lâu đời tại đất nước Trung Hoa, với luật chơi rất đơn giản nhưng lại hàm chứa những lối chơi, chiến thuật phức tạp, biến hóa khó lường. Đây được xem là một trong những loại trò chơi “căng não” nhất từ trước tới nay. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn một số quy luật, thuật ngữ và cách chơi cờ vây cơ bản nhất cho người nhập môn.

1. Bàn cờ và quân cờ vây

Bàn cờ vây

Bàn cờ vây có hình vuông, thường làm bằng gỗ gồm 19 đường kẻ ngang và 19 đường kẻ dọc cắt nhau tọa nên 361 giao điểm. Các giao điểm đó chính là vị trí đặt quân cờ

Ở trung tâm bàn cờ có 1 điểm đen được đánh dấu gọi là Sao trung tâm. Bên cạnh đó, còn 8 điểm đen khác nằm ở xung quanh bàn cờ, gọi là các Sao từ 1 đến 8.

co-vay
Trên bàn cờ có 9 điểm Sao

Ngoài ra bàn cờ còn có kích thước khác với thông số như 17×17, 15×15, 13×13, 11×11, 9×9. Người mới tập chơi thì dùng bàn cờ 9×9.

Quân cờ

Có hình tròn và dẹt, làm bằng gỗ, sứ hoặc nhựa. Bộ cờ chuẩn gồm 181 quân cờ, trong đó quân trắng có 180, quân đen có 181

2. Hướng dẫn chơi cờ vây

Cách đánh: 2 cờ thủ lần lượt thay phiên đặt một quân cờ vào tại các giao điểm các đường kẻ một cách chính xác. Bạn nên xây dựng cho mình một chiến thuật và lối chơi hợp lý sao cho chiếm được nhiều đất nhất.

Thời gian đánh: Mỗi một lượt đánh sẽ có một thời gian nhất định, nếu đến lúc kết thúc thời gian mà không đánh quân cờ hay không bỏ lượt sẽ bị xử thua.

Bỏ lượt: Khi bạn không muốn đánh cờ và tiến hành bỏ lượt thì đối phương sẽ có quyền đánh. Nếu cả 2 cờ thủ đều bỏ lượt liên tiếp thì ván cờ sẽ kết thúc.

3. Một số thuật ngữ chính trong cờ vây

Vùng đất

Khi quân trắng hay quân đen bao vây kín một vùng nào đó thì gọi là vùng đất. Các điểm giao nhau chính là đơn vị tính các vùng đất, Bạn có thể lợi dụng đường biên hay các góc để vây chiếm đất dễ dàng.

Khí

Các điểm giao nhau xung quanh sát với quân cờ gọi là Khí. Bình thường một quân cờ đặt xuống bàn cờ thì sẽ có nhiều nhất 4 Khí, khi nằm ở góc thì có 2 Khí, còn nằm ở biên thì sẽ có 3 khí.

Như thế nào là giảm Khí, là tăng Khí? Giảm Khí tức là khi có quân đối thủ đặt ngay cạnh quân của mình, còn tăng Khí chính là các quân cờ của mình đặt gần nhau.

Tù binh

Khi quân của đối phương bị quân của bạn bao vây và hết Khí thì lúc đó chúng sẽ bị đưa ra khỏi bàn cờ và làm tù binh cho chính bản thân bạn.

co-vay
Quân cờ hết Khí sẽ bị đưa ra khỏi bàn cờ

Ăn quân hay bắt quân

Khi quân bạn chặn hết các Khí của đối thủ thì quân đối thủ đã bị bao vây và đưa ra khỏi bàn cờ. Những quân tù binh này để riêng làm căn cứ để tính điểm cuối ván.

Bạn sẽ khó xác định được rằng mình có bị hết khí hay không nếu mới bắt đầu tập chơi. Nhưng theo thời gian tập luyện thì bạn sẽ nhìn nhận rõ được ai đang chiếm nhiều ưu thế.

Điểm hết khí

Là điểm giao bị vây kín một bên, lúc này có 2 loại nước cấm:

  • Cấm đi vào điểm giao còn lại cuối cùng của đội quân đã bị đôi phương vây chặt
  • Cấm đi vào điểm giao đã bị đối phương vây hết Khí

“Quân chết kĩ thuật“: Là một quân cờ hay đám quân cờ vẫn còn Khí nhưng đã bị quân đối phươn vây kín, không có mắt, không lối thoát, bị cô lập. Phần quân này khi đã hết đường thoát sẽ bị làm tù binh hoặc lập tức bị đưa ra khỏi bàn cờ.

Mắt

Khi một đám quân vây kín một bên các giao điểm trống, thì những điểm này gọi là Mắt. Mắt có 2 loại là mắt to và mắt nhỏ, mắt to có trên 2 giao điểm, còn mắt nhỏ có 1 đến 2 giao điểm.

Ngoài ra còn có mắt thật và mắt giả, trong đó mắt thật chính là mắt vẹn toàn, không khuyết thiếu và các vị trí đều có đủ quân. Mắt giả là mắt thiếu quân và sau này có thể sẽ mất hết mắt.

Luật tranh chấp và nguyên tắc “không”

Trường hợp như thế này thường ít xảy ra:

Ví dụ: Quân đen còn duy nhất 1 điểm Khí, lúc này quân trắng hợp lệ đặt quân vào và bắt tù binh 1 quân đen, đồng thời quân trắng hình thành nên 1 điểm hết Khí. Hai bên lặp đi lặp lại như vậy tạo nên sự tranh chấp và làm vô nghĩa ván cờ. Như vậy, để tránh tình trạng này, quy ước khi xảy ra tình huống trên thì đối thủ phải đi 1 nước khác rồi mới được phép lặp lại nước đi trên.

co-vay
Phía trên là luật tranh chấp

4. Làm thế nào để kết thúc ván cờ

Sau đây là một số trường hợp kết thúc ván cờ:

  • Hết thời gian: Khi một trong 2 cờ thủ vượt quá thời gian trong lượt đánh mà không đi nước cờ nào sẽ bị xử thua
  • Hai cờ thủ liên tiếp bỏ lượt: đến lượt mỗi bên mà đều bỏ lượt sẽ kết thức ván cờ
  • Không còn đất: khi quân 2 bên không thể đi được nước nào để mở rộng đất.
  • Đầu hàng: khi đến lượt đánh mà người đó đầu hàng thì sẽ bị xử thua.

5. Cách xác định kết quả ván cờ

Không cộng mục cho người đi trước, còn người đi sau sẽ được cộng mục theo loại bàn cờ sau:

  • Bàn cờ 9×9: cộng 0,5 mục
  • Bàn cờ 11×11: cộng 1,5 mục
  • Bàn cờ 13×13: cộng 2,5 mục
  • Bàn cờ 15×15: cộng 3,5 mục
  • Bàn cờ 17×17: cộng 4,5 mục
  • Bàn cờ 19×19: cộng 6,5 mục

Trả tù binh: Bên trắng có tù binh quân đen thì sẽ đặt chúng vào vùng đất quân đen và quân đen cũng đặt tù binh quân trắng vào vùng đất quân trắng.

Đếm đất: Tiến hành đếm đất sau khi hoàn thành việc trả tù binh

Tính đất: Người đi trước sẽ lấy số đất đếm được ở trên làm kết quả, còn người đi sau thì có cộng thêm các mục (đất) theo bàn cờ ở trên. Người thắng cuộc là người có số đất nhiều nhất.

Chơi cờ vây đòi hỏi bạn có sự tính toán tinh tế và sử dụng nhiều chiến thuật thì mới mang lại hiệu quả cao. Hy vọng với những chia sẻ trên giúp ích cho bạn có được những trận chiến cờ vây thú vị bên bạn bè và người thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *